Phone:
img:
priceRange:
255 Bình Lợi Bình Thạnh, Hồ Chí Minhurl:
logo:
sameAs:
entry-content:
bookmark:
LTS: Trong kỳ tiếp theo của tuyến bài "Công dân toàn cầu - Đường ra thế giới", xin trân trọng giới thiệu đến độc giả góc nhìn của GS.TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, người Mỹ đầu tiên nhận danh hiệu Chuyên gia cao cấp của chương trình Fulbright tại Việt Nam về thế mạnh của người trẻ Việt Nam trên con đường trở thành công dân toàn cầu.
Người trẻ Việt Nam đang nắm giữ một trong những tiềm năng to lớn trong thời đại công dân toàn cầu sắp tới.
Họ rất "mở", rất ham học hỏi và trải nghiệm những kiến thức để làm giàu bản thân, làm giàu đất nước. Họ tràn đầy lòng yêu nước, giàu cảm xúc, dồi dào trí lực và có đủ điều kiện để trở thành công dân toàn cầu.
Một trong những lợi thế lớn nhất của người Việt Nam là không bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa dân tộc như người dân ở một số quốc gia khác, nên đó là điều kiện thuận lợi hơn trên con đường trở thành công dân toàn cầu.
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn. Việc hiểu được sự khác biệt giữa chúng là rất quan trọng.
Chủ nghĩa yêu nước đơn giản là "tình yêu và sự cống hiến cho Tổ quốc". Ngược lại, Chủ nghĩa dân tộc là lòng tận trung với quốc gia của mình; đặc biệt đề cao một quốc gia hơn tất cả các quốc gia khác, đặt sự ưu tiên, quảng bá văn hóa và chú trọng lợi ích quốc gia của mình hơn các quốc gia láng giềng hay quốc tế khác. Chính vế thứ hai, phần được in nghiêng, là điểm khác biệt quan trọng nhất, cho thấy sự cởi mở, thân thiện hơn của Chủ nghĩa yêu nước.
Khác biệt giữa Chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa dân tộc có ngụ ý nói đến sự phát triển trở thành công dân toàn cầu, nhìn chung, ý nghĩa của chúng lồng ghép vào nhau, hai mà như một. Nói một cách khác, người theo Chủ nghĩa dân tộc khó trở thành công dân toàn cầu vì quan điểm về đất nước sẽ không tương thích.
Những người yêu nước, mặc dù họ yêu đất nước của mình chỉ vì một lẽ đơn giản như vì đó là nơi họ được sinh ra, vẫn có thể thừa nhận thế mạnh và thành tựu của những nước khác. Họ có khả năng đóng góp ý kiến mang tính xây dựng với nỗ lực giúp đất nước tiến bộ hơn, thậm chí giúp nhận ra đâu là lý tưởng sống của đất nước mình. Một người yêu nước cũng có quyền đem lòng yêu mến những điều mới lạ khác trên thế giới, chứ tình cảm không chỉ gói gọn trong ranh giới đất nước của họ.
Trong cuốn America Right or Wrong (tạm dịch: Nước Mỹ Đúng hay Sai), tác giả Anatol Lieven nhấn mạnh người Mỹ rất cần nhìn nhận lại chủ nghĩa dân tộc của họ. Ông miêu tả đó là "khả năng thoát khỏi sự ám ảnh nước Mỹ và nhìn nhận nước Mỹ dưới con mắt khách quan, không phải là quốc gia độc tôn trên thế giới", người Mỹ cũng không nên tự coi mình là "những người được chọn, chủng người thượng đẳng" - Israel của thời đại, mà hãy đặt nước Mỹ "cũng chỉ là một quốc gia bình thường như bao nhiêu quốc gia khác", theo lời nhà văn Mỹ Herman Melville. Mỗi quốc gia đều vĩ đại theo cách riêng, có quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây không phải là điều người theo chủ nghĩa dân tộc sẵn sàng chấp nhận.
Công dân toàn cầu có hướng tư duy bắt nguồn từ các giá trị nhân văn bao gồm sự tôn trọng và công nhận các khác biệt, một niềm tin rằng không ai, hoặc không dân tộc nào hơn hoặc kém dân tộc khác, có niềm cảm thông với các quốc gia khác, quan tâm tới môi trường sinh thái, cam kết phát triển bền vững, sẵn lòng giúp đỡ những người trong và ngoài nước.
Công dân toàn cầu bao hàm khái niệm cơ bản về công dân của một quốc gia, kèm theo những quyền lợi, nghĩa vụ cũng như lòng trung thành với quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, không dừng ở đó, sự gắn kết, tinh thần và tư tưởng đạo đức của một công dân toàn cầu còn hướng tới toàn thể nhân loại.
IGM
Nhưng, lòng trung thành và cống hiến với một quốc gia không vì vậy mà bị lấn át bởi quyền lợi và trách nhiệm của thành viên trong cộng đồng thế giới. "Lợi ích quốc gia" không nhất thiết phải vượt lên lợi ích các quốc gia khác, mà được điều chỉnh hài hòa, cân bằng với người dân trên toàn thế giới.
Ví dụ, nếu một quốc gia có dự định xây một con đập từ thượng lưu, quốc gia này cần cân nhắc thận trọng những ảnh hưởng về môi trường và kinh tế với những quốc gia ở hạ lưu, chứ không chỉ nghĩ tới quyền lợi, nhu cầu và ý muốn của nước mình.